Ngày 9/07/2024; tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị quốc tế ngành giày da, hội nghị diễn ra 02 ngày 9 và 10/07, song song với khai mạc hi chợ, triễn lãm ngành da giày – túi xách Việt Nam năm 2024, từ ngày 10 đến 12/07. Sáng ngày 10/07/2024; các đại biểu tham dự khai mạc triển lãm giày da lần thứ 24, quy tụ hơn 800 đơn vị từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trưng bày về máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, sản phẩm thành phẩm da và giày. Buổi chiều các đại biểu đi tham quan nhà máy sãn xuất giày da Việt Nam.
Trong chuỗi sự kiện trên, Hội nghị quốc tế ngành da giày (CIFA) lần thứ 41, thu hút 200 chuyên gia ngành giày dép đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Băng-la-đét, Đài Loan, Campuchia, Indonesia… Tại hội nghị, các vấn đề liên quan đến đầu tư, sản xuất, chuỗi cung ứng, thị trường… giày dép đã được các chuyên gia đề cập.
Thứ trưởng Bộ Công thương – Phan Thị Thắng, phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương – Phan Thị Thắng cho biết: đây là ngành nghề được Chính phủ quan tâm và ra Nghị định số 11, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên tiên cho việc đầu tư sản xuất nguyên vật liệu. Mục tiêu xuất khẩu da giày năm 2025, đạt từ 27 – 28 tỷ USD, trong đó tỷ lệ chuyển hoá từ 40 – 60%, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế toàn cầu. Định hướng phát triển ngành da giày trong tương lai: xây dựng Trung tâm thới trang tại TP.HCM, tập trung ngành dệt may – da giày vào khu trung tâm có mật độ dân số cao như: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Phước, Tây Ninh, bà Rịa – Vũng Tàu…
Tính đến nay, Việt Nam vẫn xếp thứ ba trong số 10 quốc gia sản xuất giày dép hàng đầu thế giới, với sản lượng hơn 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm tỷ lệ 5,4% lĩnh vực sản xuất giày dép trên thế giới. Về xuất khẩu giày dép, Việt Nam đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc), với sản lượng xuất khẩu hơn 1,2 tỷ đôi/năm, chiếm tỷ lệ 7,3%. Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2023 là 24 tỷ USD. Năm 2024, dự kiến ngành da giày Việt Nam sẽ kim ngạch xuất khẩu khoảng 27 tỷ USD. Con số trên sẽ tăng lên 38 – 40 tỷ USD vào năm 2030.
Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội da giày – túi xách Việt Nam, phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội da giày – túi xách Việt Nam (Lefaso) kiêm Chủ tịch CIFA năm 2024 cho biết: phương thức kinh doanh và sản xuất trong gia đoạn này khác rất nhiều so với trước, trong những cuộc gặp gỡ cấp cao của Việt Nam với các nước luôn đề ra vấn đề làm cho chuỗi cung ứng càng tốt hơn, sự phối hợp giữa các nước càng chặc chẽ hơn. Duy trì được cung ứng cho thị trường, trên 23 – 24 tỷ đôi giầy/năm, chất lượng cần phù phù hợp với thời tarng từng dân tộc. Đây là hội nghị để chúng ta cùng tìm ra giải pháp, rút ngắn chuỗi cung ứng, từ lú ý tưởng phát triển sản phẩm đến khi đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất, với chi phí hợp lý nhất. Chúng ta không thể thoát khỏi 4.0, vì vậy cần trao đổi với nhau tại hội nghị này, chúng tôi ấn tược với các nước như: Trung Quốc, indonesia…
Năm 2024, chuỗi cung ứng giày dép vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức từ những xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, cạnh tranh giữa các nước lớn và những chính sách khác biệt giữa các nước có ngành sản xuất – xuất khẩu giày dép trên thế giới.
Ông Allen Lai – Tổng thư ký CIFA – cho biết: tương tự Việt Nam, tại nhiều quốc gia khác, ngành sản xuất – xuất khẩu giày dép đã và đang đối mặt với rất nhiều thách thức, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành da giày đã gặp rất nhiều sóng gió trong thời gian qua trở ngại nảy sinh như: khan hiếm lao động, chi phí sản xuất và dịch vụ logicstics tăng cao, khan hiến nguyên – phụ liệu, vấn đề thuế quan, chuyển đổi số, công nghệ….Vì vậy các quốc gia nên gắn kết để cùng nhau phát triển ngành này.
Hiện các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã ưng dụng thành tựu công nghệ 4.0 trong quản lý doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp giày dép Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã tự thực hiện công việc R&D và tạo ra nhiều thiết kế giày dép độc đáo.